Đối phó với bệnh hô hấp khi giao mùa

Ngày đăng: 06/11/2022 11:05:30 Ngày cập nhật: 10/04/2024 11:21:18

Thời tiết giao mùa thường là thời điểm để bất kỳ loại virus gây bệnh tấn công cơ thể con người vốn đang cần thích ứng nhanh với những sự thay đổi bất chợt từ môi trường. Những bệnh liên quan đến hô hấp là những bệnh dễ mắc phải nhất trong thời gian này. Vậy phải làm gì để phòng tránh kịp thời các bệnh hô hấp trong giai đoạn này? 

Những ngày gần đây, chúng ta đang bước vào giai đoạn mùa và thời tiết có những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, chính vì thế đôi khi cơ thể không thể phản ứng kịp với những biến chuyển thất thường đó. Đây chính là thời điểm lý tưởng cho vi khuẩn, virus bệnh hô hấp tấn công sức khỏe, đặc biệt đối với các đối tượng có hệ miễn dịch kém như người lớn tuổi và trẻ nhỏ.  
Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu chúng trở nặng. 

1/ Tại sao bệnh hô hấp dễ mắc phải khi giao mùa? 

  • Tại thời điểm chuyển giao giữa hai mùa, đặc biệt khi nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh hoặc mưa nắng đan xen, làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, trời lạnh, ẩm cũng là thời gian hoành hành lý tưởng của các loại virus gây bệnh bởi chúng dễ dàng sinh sôi hơn. Chúng thâm nhập cơ thể nhanh nhất qua đường hít thở không khí. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.
  • Vào mùa lạnh, mọi người cũng có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn, đóng cửa nhiều hơn làm không khí khó lưu thông và tù túng. Đó cũng là môi trường để các virus tồn tại trong không khí có khả năng sản sinh nhiều hơn. Ngoài ra, việc mùa lạnh thiếu tia cực tím cho ngày ngắn và mặt trời ít hơn cũng là một yếu tố hỗ trợ cho việc phát triển của vi khuẩn. 

2/ Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa

Các bệnh phổ biến chúng ta thường gặp bao gồm cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như hen phế quản, giãn phế quản
Các nhóm bệnh về hô hấp được chia làm 2 loại chính lớn: 

Nhiễm trùng hô hấp 

Khó thở

  • Bệnh nhiễm trùng hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng, xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh, mọi người tập trung thành nhóm trong nhà. Do số lượng vi trùng gia tăng và nhiều người tiếp xúc gần với nhau khiến những vi trùng dễ lây lan hơn.
  • Có rất nhiều đường lây lan loại virus gây bệnh này như qua đường nước bọt khi giao tiếp, chạm vào mũi, miệng, mắt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt có virus gây bệnh. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh nhưng virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh, mặc dù thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Đối với người bệnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ dựa trên các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải để chẩn đoán và điều trị.
  • Bệnh phổ biến thường gặp trong nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.

Theo đánh giá của Trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp BV. ĐHYD: “Cúm ác tính là một trong những bệnh hô hấp nguy hiểm nhất. Cảm cúm đa phần là tự hết chứ chưa có thuốc đặc trị, nhưng cúm ác tính có thể dẫn đến tử vong mà không có dấu hiệu báo trước. Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi cũng đặc biệt nặng nề đối với trẻ nhỏ vì nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong. Còn người lớn mắc viêm phổi đa phần phải điều trị nội trú. 

Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn
Theo chuyên gia, bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:

  • Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.
  • Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm virus
  • Trong suốt quãng thời gian chuyển mùa, trẻ hen suyễn có thể có các triệu chứng dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời...đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn. 

3/ Những đối tượng nào dễ mắc bệnh hô hấp

  • Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh thường diễn biến nặng và khó lường. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp, viêm phổi, áp xe phổi, tràng khí, tràng dịch màng phổi và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên theo dõi trẻ khi trẻ có những dấu hiệu khác thường, nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị đúng và kịp thời. Trẻ em cần tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa.

  • Người già là đối tượng mắc bệnh hô hấp chiếm tỉ trọng cao

Môi trường thay đổi khiến người cao tuổi dễ tái phát bệnh hô hấp mãn tính. Các yếu tố ô nhiễm môi trường, các bệnh lý tuổi tác như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hô hấp.

Bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều, nhất là đối với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng điển hình, do đó người cao tuổi thường đi khám muộn, khi bệnh đã nặng.

  • Phụ nữ mang thai là đối tượng cần được theo dõi kĩ

Người phụ nữ trong thời kì thai sản sẽ có sự hạn chế về sự miễn dịch và hạn chế trong các thực phẩm, thuốc uống điều trị cho cơ thể vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì thế, cơ thể thai phụ có thể sẽ yếu hơn và mệt mỏi hơn khi mắc cảm cúm. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ, bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh hô hấp. Những phụ nữ có bệnh hô hấp mạn tính cũng cần theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe trong giai đoạn mang thai.

4/ Giải pháp đương đầu với bệnh hô hấp

Để phòng chống và chữa trị bệnh hô hấp, bạn cần giữ một cơ thể khỏe mạnh bằng cách:

  • Tập thể dục thường xuyên. 
  • Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
  • Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn.
  • Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh khạc nhổ bừa bãi.
  • Sử dụng phương pháp bảo vệ sức khoẻ trong nhà, đảm không khí sạch - Máy lọc không khí và trồng cây xanh. Tuy nhiên, 2 phương pháp MLKK và cây xanh đều có công dụng và đặc điểm riêng. 

Hiện nay, phương pháp sử dụng máy lọc không khí đang là phương pháp được nhiều hộ gia đình tin dùng bởi sự tiện lợi và hiệu quả. 

Máy lọc không khí MUTOSI
Máy lọc không khí MUTOSI MAP-801H-UV, sử dụng lọc công nghệ tĩnh điện, bộ lọc tĩnh điện vĩnh cửu không cần thay thế, có khả năng tiêu diệt tới 99,84% bụi mịn kể cả bụi PM 2.55, và vi rút, vi khuần, các chất gây dị ứng, gây mùi hôi khó chịu trong nhà, giúp không gian trở nên thoáng đãng và trong lành.
Ngoài ra, thiết bị trang bị hệ thống đèn LED với 3 màu khác cảnh báo 3 mức độ của không khí: trong lành, bình thường và báo động, sẽ giúp người dùng dễ dàng nhận biết được chất lượng không khí trong nhà để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, màu trắng đơn giản, các nút điều khiển cảm ứng chìm vào thân máy giúp máy phù hợp với mọi loại không gian, động cơ êm ái, không gây tiếng ồn, lý tưởng cho những giấc ngủ sâu.

Sản phẩm hiện được phân phối tại showroom chính hãng và các hệ thống, cửa hàng bán lẻ và các kênh bán hàng online của MUTOSI.

Xem giá thành sản phẩm tại ĐÂY

Hãy liên hệ tổng đài 1900636595 hoặc chat ngay với MUTOSI để được tư vấn trực tiếp nếu bạn cần hỗ trợ sâu hơn về sản phẩm.

Bạn đánh giá bài viết này như nào?

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Để nhận thông tin mới từ Mutosi cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn