1. Nguyên nhân khiến nước mưa đun sôi để nguội không an toàn
Có nhiều nguyên nhân làm cho việc dùng nước mưa đun sôi để nguội không còn an toàn. Bao gồm như:
1.1. Nguồn nước mưa đang nhiễm bẩn nặng
Nước mưa trong tình trạng nhiễm bẩn nghiêm trọng sẽ không đủ điều kiện để sử dụng ngay cả khi đã đun sôi. Cụ thể:
- Với nguồn nước mưa lấy không đúng cách từ mái nhà, nước mưa đầu mùa, nước mưa lấy đầu cơn thường chứa nhiều axit và các loại tạp chất, bụi bẩn,…
- Với nguồn nước mưa trong khu vực môi trường bị ô nhiễm, hóa chất có trong không khí sẽ hòa tan và làm nhiễm độc nước mưa.
Tạp chất, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hóa chất,… đều là những thành phần có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Vì vậy, việc mang theo những thành phần này khiến nước mưa không còn là lựa chọn phù hợp để sử dụng cho ăn, uống hàng ngày.
Theo công bố của nhóm các nhà nghiên cứu trên tạp chí Khoa học & Công nghệ môi trường tháng 08/2022 chỉ ra rằng nước mưa ở khắp mọi nơi đều có nồng độ PFSA (bao gồm các chất Alkyl Per và Polyfluorinated) độc hại vượt quá mức an toàn cho sức khỏe. Điều đó cũng có nghĩa là nếu không có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này thì nước mưa dù có đun sôi cũng không nên dùng uống.
Dựa trên hướng dẫn mới nhất về PFOA của Hoa Kỳ, nước mưa cũng được đánh giá là không còn an toàn để con người uống. CDC cũng chia sẻ các gia đình không nên sử dụng nước mưa nếu nguồn nước này không được xử lý bổ sung bằng các biện pháp phù hợp.
1.2. Đun sôi chỉ làm chế vi khuẩn, không loại bỏ hóa chất trong nước
Quá trình đun sôi ở 100 độ C mặc dù có thể diệt bớt các vi khuẩn, vi trùng nhưng sẽ không loại bỏ được tạp chất và hóa chất độc hại. Chính vì vậy, trong các trường hợp này việc dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội vẫn có thể mang theo các mầm bệnh cho sức khỏe.
1.3. Nước có thể bị tái nhiễm khuẩn
Nước mưa sau khi đun sôi để quá lâu ngoài môi trường có thể phải đối mặt với tình trạng tái nhiễm khuẩn và trở nên không còn an toàn. Cụ thể, khi đun sôi, các vi khuẩn, vi trùng sẽ bị phân giải nhưng không biến mất hoàn toàn mà trở thành một dạng “vật chất” tồn tại trong nước. Các vi khuẩn sống trong môi trường sẽ xem chúng như “thức ăn” và bị hấp dẫn, xâm nhập vào môi trường nước. Theo thời gian, lượng vi khuẩn xuất hiện sẽ ngày một nhiều hơn. Và kết quả là nước bị tái nhiễm khuẩn trở lại, thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với nước trước khi đun sôi.
Hệ quả của việc dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội không thể xem nhẹ, đặc biệt là đối với những ai có thói quen thường đun nước để uống trong 2 – 3 ngày. Đây là khoảng thời gian đủ cho các loại vi khuẩn tái phát triển mạnh mẽ và gây ra các vấn đề sức khỏe cho con người khi uống vào.
Ngoài ra, việc dùng nước mưa đun sôi để nguội cũng không thật sự tốt với hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi nước sẽ mất đi lượng oxy cần thiết cho quá trình phát triển của lợi khuẩn đường ruột.
Theo chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội, khi đun sôi, vi khuẩn, ký sinh trùng và một số chất khí độc hại như NH3, H2H,… sẽ được xử lý. Tuy nhiên, điều này đồng thời cũng giải phóng bớt oxy trong nước, từ đó gây cản trở cho vi sinh vật trong đường ruột phát triển.
2. Tác hại khi dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội
Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội có thể mang lại một số hệ quả tiêu cực, điển hình như:
2.1. Đối với sức khỏe
Như ở phần 1 vừa đề cập, đun sôi sẽ không loại bỏ hết các hóa chất trong nước mưa, bao gồm cả PFAS. Vì vậy nên loại nước này vẫn có thể đe dọa trực tiếp đến an toàn sức khỏe của con người.
Theo chia sẻ của GS. Ian Cousins (Khoa Khoa học Môi Trường, Đại học Stockholm) đã chỉ ra rằng, các nghiên cứu trước đây về PFAS nhận định nhóm hóa chất này vô cùng độc hại và có thể mang đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí vô sinh, hiếm muộn, ung thư và làm giảm hiệu lực của các loại vacxin.
Bên cạnh đó, nước mưa thiên về tính axit với độ pH thấp không phù hợp cho cơ thể hấp thụ có thể gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, răng, nướu và cản trở quá trình hấp thụ canxi,… Thông thường, pH của nước mưa chỉ đạt 5.0 – 5.5, trong khi đó Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng nước thiên về tính kiềm, có pH từ 7.0 đến 9.5.
2.2. Đối với đồ dùng sinh hoạt
Dùng nước mưa đun sôi để nguội trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây một số phiền toái như:
- Tạo mảng bám cặn trắng trong ấm nước và thiết bị dùng nước khác do nước mưa chứa nhiều tạp chất.
- Làm giảm tuổi thọ của đồ dùng do tính axit của nước mưa có thể gây ra ăn mòn, han gỉ,…
So với đun sôi, sử dụng máy lọc nước RO được xem là giải pháp tối ưu hơn để giải quyết tất cả các vấn đề của nước mưa. Với hệ thống lọc thô kết hợp màng RO chuyên dụng, các thành phần tạp chất, vi khuẩn, virus và cả hóa chất độc hại hòa tan trong nước đều bị xử lý. Từ đó, nguồn nước sẽ trở nên sạch hơn và đủ điều kiện để dùng.
Đặc biệt, với dòng máy lọc thế hệ mới Mutosi trang bị màng RO Slitec đạt chuẩn NSF/ANSI 58 có khả năng loại bỏ vượt trội đa tạp chất, hóa chất, vi khuẩn,… hiệu quả đến 99.99%. Lợi thế về công nghệ cho phép thiết bị đảm bảo khả năng hoạt động vượt trội để mang đến nguồn nước thật sự an toàn, góp phần bảo vệ và nâng tầm sống khỏe chuẩn Nhật cho mọi gia đình.
Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm tại: Máy lọc nước RO Mutosi hay giá máy lọc nước nóng lạnh 2 vòi
Việc dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội nếu thiếu biện pháp xử lý bổ sung vẫn có thể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe lẫn các hoạt động sinh hoạt của con người. Chính vì vậy, chúng ta cần có sự cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn nguồn nước và phương pháp làm sạch nước để đảm bảo an toàn thật sự cho bản thân. Để được tư vấn, chia sẻ thêm các thông tin hữu ích khác liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Mutosi theo hotline: 1900 636 595.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.