Những mầm bệnh trong nước sinh hoạt

Ngày đăng: 21/08/2020 15:23:27 Ngày cập nhật: 24/04/2024 10:04:09

Đã bao giờ bạn thắc mắc liệu nguồn nước bạn uống đã thực sự an toàn? Bạn biết rằng nước sạch cần phải sạch vi khuẩn, nhưng bạn có biết những vi khuẩn trong nước đó là gì? tác động của chúng và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những tác nhân độc hại tiếp xúc với cơ thể người qua nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của bạn trong bài viết sau.

1/ Mầm bệnh tạo ra bởi Virus, vi khuẩn trong môi trường nước

Theo trang Water Technology, Virus là dạng vi sinh vật nhỏ nhất có khả năng gây bệnh, đặc biệt là những virus có nguồn gốc từ phân có thể lây nhiễm sang người do lây truyền qua đường nước. 

Vi khuẩn thường là các vi sinh vật đơn bào cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở người, động vật hoặc thực vật, mặc dù trong số chúng có những loại có khả năng hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

Vậy những loại vi khuẩn và virus thường được gặp trong các nguồn nước sinh hoạt là gì?

  • Coliforms: Coliforms là vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong môi trường và là loại rất phổ biến với nguồn nước trong sinh hoạt. Vi khuẩn Coliforms được sử dụng để đo lường và nhận biết sự xuất hiện của các vi khuẩn khác trong môi trường nước. Dấu hiệu sẽ được thể hiện cụ thể qua hàm lượng coliforms đo được trong nước. Coliforms tồn tại ở 3 dạng chính: Total coliforms, Fecal Coliforms và vi khuẩn E.coli
  • E. coli và phân coliform là những vi khuẩn thông qua sự xuất hiện của chúng có thể giúp chúng ta chỉ ra nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải của người hay động vật, gây ra những ảnh hưởng ngắn hạn đến sức khỏe, bao gồm: Chuột rút, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và hơn thế nữa; chúng cũng có thể gây ra nhiều rủi ro hơn cho những người có hệ thống miễn dịch yếu nghiêm trọng, người già, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Legionella, một loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy tự nhiên thường là trong nước, phát triển mạnh ở vùng nước ấm; vi khuẩn này trong nước có nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu được phun khí dung (ví dụ, trong vòi hoa sen hoặc hệ thống điều hòa không khí) và hít phải, dẫn đến một loại viêm phổi được gọi là bệnh Legionnaires.
  • Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh): Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonadaceae , họ này bao gồm những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí, chúng chuyển hóa năng lượng bằng hình thức oxy hóa carbohydrate, không lên men các loại đường. Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội.

Những vi khuẩn và virus này tiếp cận với nguồn nước qua các chất thải và người và động vật. Giếng khoan và những nguồn nước sinh hoạt khác cũng có thể bị nhiễm bởi nước mưa, chất thải từ các hoạt động chăn nuôi, hệ thống xử lí nước thải, hệ thống tự hoại.

2/ Những tạp chất gây độc 

Theo thông tin từ bộ Y tế, ngoài những vi khuẩn, virus, trong nguồn nước còn có sự hiện diện của rất nhiều các tạp chất, kim loại nặng gây bệnh nguy hiểm:

  • Các kim loại nặng như bạc, thủy ngân, kẽm, chì, Asen… có trong nước với hàm lượng cao có thể gây ra ung thư, đột biến và ngộ độc cho con người
  • Asen là tạp chất cực kì nguy hiểm với sức khỏe con người. Sử dụng nguồn nước nhiễm Asen lâu dù chỉ với liều lượng nhỏ, sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư… và thậm chí sẽ rất đến tử vong nếu nồng độ Asen trong nước quá lớn.
  • Ngoài ra, các chất tổng hợp như nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia thực phẩm là nguyên nhân gây nhiễm độc mạn tính và các bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi…

3/ Dấu hiệu nhận biết nguồn nước không khỏe mạnh

Đối với nguồn nước nhiễm độc từ các tạp chất và kim loại nặn, theo thông tin từ Bộ Y tế và trang quy chuẩn quốc gia, những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết được khi nguồn nước của mình không khỏe mạnh: 

  • Mặt nước nổi váng trắng, nấu thức ăn khó chín, gây mảng bám vào các dụng cụ, thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh, quần áo sau giặt khô cứng, đó là nước nhiễm vôi, nước cứng hay nước nhiễm canxi magie
  • nước có mùi tanh, có màu xanh hoặc vàng sau khi để ngoài không khí là nước bị nhiễm sắt, mangan, tảo… 
  • Nước có mùi hôi có thể do nguồn nước ngầm đã bị nhiễm nước thải, chất hữu cơ trong đất. 
  • Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2S. 
  • Nước có mùi ngang, khó uống, khi đun sôi sẽ thấy cặn trắng ở đáy ấm, nếu trữ nước trong phích sẽ thấy một cặn bám quanh, khi đó nước đã nhiễm clo. 
  • Bên cạnh đó, nước có màu vàng đục, có mùi kim loại, nếm có vị chua tức là nước đã bị nhiễm sắt. Sử dụng nước nhiễm sắt có thể ăn mòn đồ gia dụng, gây ố, vàng hỏng quần áo, 
  • Thịt sau khi luộc chín có màu đỏ như chưa chín, có thể nước bị nhiễm amoni

Đối với các nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn, đến thời điểm hiện tại chưa có phương pháp nhận biết trực tiếp bằng mắt thường. Để xác định được hàm lượng vi khuẩn trong nước, nguồn nước cần được lấy mẫu và đưa đến các đơn vị chuyên trách để tiến hành kiểm tra và đo lường. 

4/ Xử lý nguồn nước nhiễm độc như thế nào?

Sử dụng hóa chất khử nước

  • Đối với hộ gia đình: có thể dùng những hóa chất khử trùng như Cloramin B hay Aquatabs. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong. Tuy nhiên cách làm này khá mất thời gian và không đảm bảo được lượng nước thường xuyên cho tất cả các hoạt động, và vẫn chưa thể uống trực tiếp mà phải đun sôi. 
  • Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi), tuy nhiên để sử dụng phương pháp này cần phải có sự can thiệp và hướng dẫn chỉ đạo từ bộ y tế.

Đun sôi nước

Ăn chín, uống sôi vốn là câu tục ngữ quen thuộc của người dân Việt, nói đến việc nước trước khi đưa vào cơ thể cần phải được đun sôi, đảm bảo chất lượng. 

Việc đun sôi nước rất hữu hiệu trong việc loại bỏ được vi khuẩn trong nước, nước sau đun có thể uống trực tiếp, tuy nhiên cách làm này cũng sẽ loại bỏ đi những chất có ích vốn có trong nguồn nước. 

Ngoài ra, nước đun sôi khi để ngoài không khí 2h sẽ có khả năng bị tái nhiễm vi khuẩn, và việc đun nước lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Lưu ý: không nên uống nước đun sôi đã để qua đêm. 

Sử dụng các phương pháp lọc nước

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các dòng sản phẩm, dòng máy có tính năng lọc nước ứng dụng các công nghệ khác nhau như RO, Nano, UV, cho ra nguồn nước tinh khiết và đạt những quy chuẩn khắt khe của nhà nước như Quy chuẩn QCVN6-1/2010BYT, đây là tiêu chuẩn cao nhất được quy định bởi Quốc gia cho nguồn nước uống trực tiếp. MUTOSI tự hào là đơn vị đã được kiểm nghiệm và cấp quy chuẩn này. 

Công nghệ lọc nước phù hợp nhất với các gia đình Việt ở thời điểm này là công nghệ RO, giúp diệt virus, vi khuẩn, tạp chất có hại tới 99,99% và đảm bảo được độ tinh khiết, vị ngon của nước. 

Tại Mutosi, tất cả các sản phẩm máy lọc nước được trang bị công nghệ RO tiên tiến thương hiệu CSM Toray hàng đầu Nhật Bản và trên thế giới, đảm bảo được độ an toàn, chất lượng cao cho các dòng máy lọc nước để cho ra nguồn nước tinh khiết nhất.

Nguồn nước khi đi qua các thiết bị lọc nước có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi, vẫn giữ lại được những hỗn hợp chất có lợi cho sức khỏe như giúp bổ sung điện giải, trung hòa axit dư, tăng độ pH, góp phần giảm thiểu những căn bệnh nguy hiểm bị gây ra bởi vi khuẩn và tạp chất có hại trong nước. 

Hãy làm sạch nguồn nước nhà bạn ngay hôm nay để ngăn chặn những nguy cơ gây bệnh đáng tiếc.

Liên hệ đến tổng đài Mutosi 1900.636.595 hoặc chat ngay với chúng tôi để được chia sẻ, tư vấn và giải đáp về các biện pháp làm sạch nước. 

 

Bạn đánh giá bài viết này như nào?

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Để nhận thông tin mới từ Mutosi cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn