Bào tử lợi khuẩn là gì, có tốt không? Từ A - Z về lợi khuẩn dạng bào tử

Ngày đăng: 18/01/2023 10:48:08 Ngày cập nhật: 24/04/2024 06:38:17

Bào tử lợi khuẩn là gì? Tìm hiểu từ A - Z tất tần tật các thông tin về bào tử lợi khuẩn và cách sử dụng đúng nhất.

Như chúng ta đã biết, lợi khuẩn có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Bào tử lợi khuẩn cũng có những tác dụng tương tự như lợi khuẩn, thậm chí còn ưu việt hơn rất nhiều. Vậy bào tử lợi khuẩn là gì? Hãy cùng tìm hiểu từ A - Z về bào tử lợi khuẩn qua bài viết sau đây của chúng tôi.

1. Bào tử lợi khuẩn là gì?

Bào tử lợi khuẩn (Bào tử lợi khuẩn đường ruột)  là một dạng vi khuẩn sống, chúng thường tồn tại theo hình thức “ngủ đông”. Khác với lợi khuẩn, bào tử lợi khuẩn có cấu trúc nhiều lớp bảo vệ an toàn, giúp nó có sức sống mạnh hơn so với lợi khuẩn, không dễ dàng bị tiêu diệt dù ở môi trường xấu. 

Đặc điểm hình thái: Sở hữu ưu điểm về mặt hình thái bào tử lợi khuẩn có cấu trúc đặc biệt với nhiều lớp màng bảo vệ hơn so với lợi khuẩn. Phần lõi bào tử ở trong cùng không hoạt động, các lớp vỏ xung quanh chứa nhiều thành phần tốt như enzym, peptidoglycan và protein. Chính phần vỏ này đóng vai trò bảo vệ bào tử lợi khuẩn an toàn khỏi những tác động của môi trường trong đường ruột. Khi đi vào đến ruột non, các bào tử lợi khuẩn sẽ phát triển thành các tế bào trường thành đồng thời tạo lớp màng bảo vệ tốt cho đường ruột. 

Bào tử lợi khuẩn có cấu tạo bền vững hơn so với lợi khuẩnBào tử lợi khuẩn có cấu tạo bền vững hơn so với lợi khuẩn

Cấu trúc của lợi khuẩn đường ruột probiotics bao gồm các phần sau:

  • Áo bào tử: Chất sừng
  • Lớp vỏ bào tử: Tồn tại lớp peptidoglycan dày, chúng thường ít liên kết chéo với nhau.
  • Thành bào tử: Cũng có chứa một lớp peptidoglycan nhưng độ dày sẽ mỏng hơn so với peptidoglycan tại lớp vỏ bào tử.
  • Lõi bào tử: Chứa nhân ADN trong trạng thái hoạt động.

Các chủng bào tử lợi khuẩn phổ biến: Hiện nay có một số chủng bào tử lợi khuẩn tốt, cung cấp nhiều dưỡng chất và có sức sống bền vững hơn so với lợi khuẩn là: Bacillus, Lactobacillus, nấm men họ Saccharomycetaceae,... Những dòng bảo tử lợi khuẩn này không gây tác dụng phụ cho cơ thể người sử dụng.

2. Phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn

Bào tử lợi khuẩn và lợi khuẩn đều là những thực phẩm chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho sức khỏe đường ruột của cơ thể con người. Tuy nhiên, lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn có những đặc điểm khác nhau rất rõ ràng. Tham khảo bảng so sánh sau để hiểu rõ nhất về bào tử lợi khuẩn và lợi khuẩn. 

Bảng so sánh lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn:

Tiêu chí

Lợi khuẩn

Bào tử lợi khuẩn

Đặc điểm

Là những vi khuẩn có vai trò ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Tăng hiệu quả của quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.

Thực chất là trạng thái ngủ đông của lợi khuẩn khi gặp các điều kiện sống bất lợi như nhiệt độ cao, nhiều axit,...

Cấu tạo

Không có cấu tạo nhiều lớp

Có cấu tạo nhiều lớp:

- Áo bào tử: Chất sừng (Keratin)

- Lớp vỏ bào tử: Lớp peptidoglycan dày ít liên kết chéo với nhau.

- Thành bào tử là lớp peptidoglycan mỏng hơn lớp vỏ

- Lõi bào tử: Gồm nhân ADN ở trong trạng thái không hoạt động và bào tử chất.

Khả năng cải thiện hệ tiêu hóa

20 - 40% - duy trì trong thời gian ngắn.

60 - 70% - duy trì trong thời gian dài.

Thời gian sống

Không tồn tại theo thời gian nhất định. Sẽ chết nếu tồn tại trong thời gian dài. 

Thời gian sống rất lâu, có thể từ 36 tháng hoặc vô hạn tùy thuộc vào môi trường sống của chúng. 

Khả năng chịu nhiệt độ cao

Không có khả năng chống chịu trong điều kiện nhiệt độ cao.

Có khả năng chống chịu nhiệt độ cao lên đến 80 độ C.

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy rõ ràng, bào tử lợi khuẩn tối ưu hơn lợi khuẩn rất nhiều. Bởi chúng có khả năng sống sót cũng như cải thiện hệ tiêu hóa cao hơn lợi khuẩn thông thường

3. Lợi ích của bào tử lợi khuẩn đối với cơ thể con người

3.1. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bổ sung lợi khuẩn probiotic không chỉ cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn thúc đẩy sản sinh các kháng thể IgA. Hỗ trợ tăng cường tế bào miễn dịch tự nhiên cho cơ thể nhiều hơn ở dọc thành ruột. Từ đó ngăn ngừa các virus, vi khuẩn hoặc một số thành phần gây hại cho cơ thể con người. 

Để chứng minh bào tử lợi khuẩn có khả năng tăng sức đề kháng, tại Mỹ người ta đã làm một cuộc thí nghiệm nhỏ. Kết quả thí nghiệm cho thấy người được bổ sung lợi khuẩn sau khi tiêm phòng sởi 2 tuần có sức đề kháng tốt hơn so với người không bổ sung lợi khuẩn. Ngoài ra các bệnh nhân mắc các bệnh viêm loét cũng mau lành vết thương hơn rất nhiều.

Bổ sung đều đặn bào tử lợi khuẩn cho cơ thể ngăn ngừa các bệnh lýBổ sung đều đặn bào tử lợi khuẩn cho cơ thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đường ruột

3.2. Ổn định sức khỏe đường ruột

Bào tử lợi khuẩn probiotic còn giúp ổn định sức khỏe đường ruột, giảm thiểu khả năng mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy bởi nhiễm khuẩn. Đồng thời, chúng cũng hạn chế triệu chứng tiêu chảy liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hay bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

3.3. Hạn chế biến chứng sau phẫu thuật ruột - dạ dày

Đôi khi, bệnh tật hoặc căng thẳng kéo dài có thể thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn và tạo ra các vấn đề về tiêu hóa cũng như các vấn đề khác. Tăng cường bào tử lợi khuẩn trong đường ruột sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xấu nhân lên và gây viêm hoặc nhiễm trùng ở các bệnh nhân mới phẫu thuật ruột - dạ dày. Chẳng hạn, quá nhiều nấm men trong cơ thể có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men, nhưng khi vi khuẩn đường ruột được cân bằng tốt sẽ giữ cho men ở mức thấp hơn.

3.4. Ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa

Nghiên cứu cho thấy nếu tỷ lệ lợi khuẩn cao thì đường ruột và hệ tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh. Ngược lại, nếu tỷ lệ hại khuẩn cao nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đường ruột như: táo bón, tiêu chảy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP, ….

Xem thêm: Máy nước uống nóng lạnh

4. Một số hạn chế của bào tử lợi khuẩn

Bên cạnh những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa, bào tử lợi khuẩn cũng có một số hạn chế như:

  • Thời gian tác dụng chậm: Bào tử lợi khuẩn phải trải qua quá trình nảy mầm mới có thể hoạt động.
  • Tỷ lệ nảy mầm thấp: Chỉ có 20 - 30% bào tử lợi khuẩn có thể nảy mầm. Để bào tử lợi khuẩn có thể nảy mầm nhanh chóng và phát triển khỏe mạnh còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường bên trong đường ruột. Khi gặp điều kiện môi trường, dinh dưỡng, thời điểm,... thuận lợi chúng mới có thể dễ dàng nảy mầm. 
  • Một số thời điểm bào tử lợi khuẩn có thể tái sinh thành dạng bào tử đặc biệt là lúc điều kiện môi trường không thuận lợi. Lúc này chúng sẽ bị đào thải ra bên ngoài bởi không còn tác dụng gì với cơ thể. 

Môi trường đường ruột tự nhiên không có khả năng sản sinhMôi trường đường ruột tự nhiên không có khả năng sản sinh số lượng lớn bào tử lợi khuẩn hoặc lợi khuẩn

5. Bổ sung bào tử lợi khuẩn bằng cách nào?

Lợi khuẩn đường ruột probiotics có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, vậy chúng ta có thể bổ sung bào tử lợi khuẩn bằng những cách nào? 

Bổ sung theo thực phẩm hằng ngày: Ta có thể bổ sung chúng bằng các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày như: tỏi, hành tây, hành tím, hành lá, hành boa rô, măng tây, chuối, táo, cacao, rong biển, lúa mạch, yến mạch, các loại cây họ đậu,... Đây đều là những loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn hoặc có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho bào tử lợi khuẩn phát triển. Bổ sung các loại thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của bạn và gia đình một cách hiệu quả.

Bổ sung theo thức uống lợi khuẩn: bạn cũng có thể bổ sung bào tử lợi khuẩn bằng các loại thức uống lợi khuẩn như: sữa chua hoặc các loại thực phẩm lên men như: kim chi, dưa chua, sauerkraut, miso,... 

Bổ sung nước uống tinh khiết chứa bào tử lợi khuẩn bằng máy lọc nước Mutosi Probiotics: Nước uống tinh khiết từ lâu đã là loại thức uống thân thuộc và được khuyến khích bổ sung tối đa 1 lít/ ngày cho cơ thể. Hiện nay, Mutosi ứng dụng công nghệ lọc tinh khiết kết hợp sản xuất lợi khuẩn trực tiếp từ LiveSpo - đơn vị nghiên cứu bào tử lợi khuẩn được công nhận tại Việt Nam và trên Thế Giới. Gấp đôi dưỡng chất có trong nước, bổ sung dinh dưỡng an toàn và nhanh chóng cho cơ thể tối đa. Liều lượng sử dụng 150ml - 200ml/ ngày.

Ngoài ra, Mutosi cũng sản xuất nhiều dòng máy lọc nước tạo Hydrogen và máy lọc nước RO nóng lạnh tốt nhất bán chạy.

Nước tinh khiết kết hợp bào tử lợi khuẩnNước tinh khiết kết hợp bào tử lợi khuẩn gấp đôi dưỡng chất cho cơ thể

6. Cách bổ sung bào tử lợi khuẩn tốt nhất

Thời gian bổ sung: Theo các chuyên gia về lợi khuẩn, thời gian bổ sung tốt nhất giúp cơ thể dễ hấp thu lợi khuẩn là trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ đồng hồ.

Liều lượng bổ sung: 2 - 3 lần/ ngày tùy thuộc vào từng tình trạng cơ thể và độ tuổi.

Lưu ý khi bổ sung bào tử lợi khuẩn đường ruột: 

  • Không sử dụng chung thức uống, thực phẩm lợi khuẩn chung với nước uống có cồn. Cồn có khả năng loại bỏ nhiều vi sinh vật trong đó có lợi khuẩn. Nếu sử dụng thức uống có cồn hãy ngừng bổ sung lợi khuẩn tối đa 6 - 8 tiếng. 
  • Không sử dụng chung thuốc kháng sinh với bào tử lợi khuẩn, trong thuốc kháng sinh chứa thành phần có khả năng ức chế và loại bỏ nhiều lợi khuẩn, bào tử lợi khuẩn cũng như hại khuẩn. Vì vậy, nếu uống thuốc kháng sinh hãy bổ sung bào tử lợi khuẩn sau 2 tiếng. 
  • Để bào tử lợi khuẩn phát huy công dụng tốt nhất người dùng hãy duy trì thời gian uống trong cùng 1 thời điểm ở các ngày. 

Bài viết trên đây đã giải thích cặn kẽ bào tử lợi khuẩn là gì cũng như tác dụng của chúng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ nhất về bào tử lợi khuẩn và kịp thời bổ sung lợi khuẩn để đảm bảo một sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Bạn đánh giá bài viết này như nào?

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Để nhận thông tin mới từ Mutosi cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn