Tìm hiểu quy trình xử lý nước sinh hoạt đạt chuẩn mới nhất 2023

Ngày đăng: 13/02/2023 10:34:22 Ngày cập nhật: 25/04/2024 11:38:44

Sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng không chỉ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị sinh hoạt trong gia đình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Để đạt hiệu quả lọc sạch, đòi hỏi quy trình xử lý nước sinh hoạt cần thực hiện chuẩn chỉnh, qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Mutosi tìm hiểu và phân tích cụ thể về quy trình xử lý nước sinh hoạt tại nhà máy:

1. Quy trình xử lý nước sinh hoạt tại nhà máy nước

Quy trình xử lý nước sinh hoạt bao gồm 8 bước cơ bản: Lọc rác, lắng sơ bộ, trộn chất trợ lắng, lắng - lọc, lọc tinh, lọc than, tiệt trùng và đưa vào sử dụng.

Quy trình xử lý nước sinh hoạt

Quy trình xử lý nước sinh hoạt đạt chuẩn tại các nhà máy nước

Tham khảo: Hệ thống máy lọc nước công nghiệp - 5 thông tin mà bạn cần biết

1.1. Bước 1: Lọc rác

Đầu tiên, nước từ sông, hồ, mạch nước ngầm… được đưa vào bể chứa nước. Tại đây, các loại rác thải, cặn bã, bùn, đất cát sẽ được song chắn giữ lại để bảo vệ các thiết bị lọc và làm giảm hàm lượng cặn cũng như độ đục của nước.

Lọc rác

Song chắn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ lại các loại rác thải, cặn bã, bùn đất trong nước

1.2. Bước 2: Lắng sơ bộ

Nước sau quá trình lọc rác sẽ tiếp tục được loại bỏ lớp bùn thông qua quá trình lắng sơ bộ. Cụ thể, quy trình này sẽ lưu nước trong bể chứa từ 1 – 2 ngày để bùn và các hạt cát nhỏ lắng đọng nhanh xuống đáy bể. Sau đó, bùn và các chất bẩn được bơm ra ngoài bằng máy bơm để sử dụng cho các mục đích khác.

Lắng sơ bộ

Nước được lưu trong bể chứa từ 1 – 2 ngày để lắng đọng số lượng lớn cát và bùn đất trong nước

1.3. Bước 3: Trộn chất trợ lắng

Để gia tăng hiệu quả làm sạch, các chất trợ lắng (chlorine dạng lỏng, bột, PAC, phèn nhôm, phèn sắt…) được trộn kèm nước giúp kết dính các tạp chất ở dạng hòa tan thành các hạt lớn. Máy sục khí, ozone được sử dụng tần suất cao trong quá trình trộn giúp các bông cặn nhanh chóng lắng xuống và kết dính trên đáy bể.

Sau đó, người ta tiến hành trộn thêm xút hoặc vôi vào nước để điều chỉnh độ pH. Theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt, độ pH cần dao động trong khoảng 5.0 - 9.0 để vừa đảm bảo quy trình lắng được tối ưu, vừa ổn định độ pH của nước sau lọc.

Tiếp theo, than hoạt tính được sử dụng để hấp thụ các chất hữu cơ (asen, amoni…) trong nước để phục vụ cho các công đoạn xử lý tiếp theo.

Trộn chất trợ lắng

Nước được trộn chất trợ lắng và sục khí giúp kết dính và lắng đọng nhanh các cặn bẩn 

1.4. Bước 4: Lắng - lọc

Sau bước trộn chất trợ lắng, nước được bơm vào bể lắng để làm giảm bớt các cặn lơ lửng. Cụ thể, nước được đưa vào các bể lắng khác nhau:

  • Bể lắng chung: Có chế độ thủy lực thích hợp để lắng đọng các hạt cặn có trọng lượng lớn.
  • Bể lắng ly tâm: Dưới tác động của xyclon thủy lực và lực ly tâm trong, các hạt cặn có kích thước trung bình 1mm được xử lý.
  • Bể tuyển nổi: Có các hạt khí dính bám vào hạt cặn nhỏ giúp lắng đọng nhanh hơn.

Sau khi loại bỏ thành công các hạt cặn, lớp bùn lắng đọng xuống dưới đáy bể sẽ được hút ra ngoài hồ chứa bùn. Đồng thời nước sạch sẽ được cho vào tâm bể lắng thêm 1 lần nữa.

Lắng - lọc

Bể lắng ly tâm giúp loại bỏ hiệu quả các hạt cặn có kích thước trung bình - lớn

1.5. Bước 5: Lọc tinh

Tiếp sau quá trình lắng lọc, nước được đưa vào bước lọc tinh. Tại đây, nước được bơm đầy vào bể lọc có lớp cát lớn và cát nhỏ (cát thạch anh, cát mangan) giúp loại bỏ keo sắt, keo hữu cơ và các loại hạt có kích thước lớn hơn lỗ lọc (0,05 - 5 micron). Do đó, nước sau quá trình lọc tinh không chỉ loại bỏ màu và mùi lạ mà còn thu được lượng lớn chất bẩn kết dính, hấp thụ trên bề mặt lớp vật liệu lọc.

Lọc tinh

Cát thạch anh là vật liệu lọc không thể thiếu trong bước lọc tinh

1.6. Bước 6: Lọc than

Nước từ bể lọc tinh tiếp tục được đưa vào lọc trực tiếp qua bể lọc than hoạt tính. Quá trình lọc than giúp loại bỏ các phân tử khí (SO2, CO2, H2S…) và phân tử ở dạng lỏng hòa tan trong nước (Clo, Benzen…) từ đó giúp cho nước trong và sạch hơn.

Lọc than

Than hoạt tính loại bỏ hiệu quả các loại khí và phân tử độc hại dạng lỏng hoà tan trong nước

1.7. Bước 7: Tiệt trùng

Sau 6 bước lọc trên, nước đã sạch gần như hoàn toàn. Để tiệt trùng nước, người ta tiến hành bơm nước đầy vào bể chứa đã được trộn kèm hóa chất chlorine (Ozone, tia UV) nhằm tiêu diệt các vi sinh vật, virus, vi trùng, vi tảo…

Tiệt trùng

Nước được trộn với chlorine để tiệt trùng, ngăn ngừa vi trùng, vi khuẩn… tồn tại trong nước

1.8. Bước 8: Đưa vào sử dụng

Cuối cùng, nước sạch được bơm từ bể chứa vào mạng lưới ống dẫn phân phối đến điểm sử dụng qua trạm bơm.

Đưa vào sử dụng

Nước sạch sau quá trình xử lý, lọc cặn được đưa vào mạng lưới ống dẫn để phân phối đến các điểm sử dụng

2. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt có thể sử dụng từ Bộ Y Tế

Quy trình xử lý nước sinh hoạt có nhiều bước khác nhau và cần được thực hiện theo đúng trình tự để đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt chuẩn. Cụ thể, nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn về nước sạch QCVN 02-2009/BYT.
  • Tiêu chuẩn về nước sạch QCVN 01-2009/BYT.
  • Tiêu chuẩn về nước sinh hoạt 6-1:2010/BYT.
  • Tiêu chuẩn về nước sinh hoạt, ăn uống QCVN 01-1:2018/BYT.

Nếu bạn tìm cho gia đình, tổ chức sản phẩm máy lọc nước đạt chuẩn các yêu cầu trong và ngoài nước, có thể cân nhắc máy lọc nước Mutosi. Sản phẩm đến từ thương hiệu lâu đời, sản xuất theo hệ thống quản trị HIRAYAMA đảm bảo chất lượng chuẩn Nhật hiện đang được phân phối với gần 50 model trên toàn quốc ở hơn 5000 điểm bán.

Ngoài các tiêu chuẩn trên, nước sau xử lý cũng cần đạt các chỉ tiêu chất lượng như bảng sau:

STTChỉ tiêuThông số
1Màu sắc15 CTU
2Độ đục2 NTU
3Độ pH6,5 – 8,5
4Mùi vịKhông có mùi, vị lạ
5Tổng chất rắn hòa tan TDS1000 mg/l
6Độ cứng300 mg/l
7Amoni3 mg/l
8Asen0.01 mg/l
9Sắt0.3 mg/l
10Crom0.05 mg/l
11Xyanua0.07 mg/l
12Flo1.5 mg/l
13Mangan (Mn)0.3 mg/l
14Nitrat50 mg/l
15Nitrit3 mg/l
16Natri200 mg/l
17Đồng1 mg/l
18Niken0.02 mg/l
19Kẽm3 mg/l
20Sunfat250 mg/l
21Cadimi0.003 mg/l

Nhãn chứng nhận nước đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt

Nhãn chứng nhận nước đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt 6-1:2010/BYT do Bộ Y Tế cấp phép

Xem thêm:

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các bước chi tiết của quy trình xử lý nước sinh hoạt. Tuy trải qua nhiều bước xử lý tại nhà máy nhưng để có thể sử dụng nước ăn uống trực tiếp, bạn cần tiến hành lọc nước thêm 1 bước nữa qua máy lọc gia đình.

Mutosi là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối đa dạng các dòng sản phẩm máy lọc nước và máy nước nóng lạnh với nhiều phân khúc khác nhau trên thị trường. Đặc biệt, khi mua máy lọc nước Mutosi, bạn không chỉ được miễn phí vận chuyển, lắp đặt tại nhà mà còn được bảo hành và miễn phí đổi trả trong vòng 7 ngày nếu phát sinh lỗi từ hãng.

Tổng kết lại, quy trình xử lý nước sinh hoạt được thực hiện theo nhiều bước khác nhau kết hợp với các loại hóa chất chuyên dụng nhằm làm sạch nước và đem đến nguồn nước đạt chuẩn để có thể sử dụng. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay Hotline Mutosi 1900 636 595 để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Bạn đánh giá bài viết này như nào?

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Để nhận thông tin mới từ Mutosi cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn