Vệ sinh lõi lọc nước không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành, giảm tuổi thọ máy lọc, gây tốn kém chi phí sửa chữa, bảo dưỡng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết những hậu quả khôn lường của việc tự vệ sinh lõi lọc nước.
1. Tác hại khi vệ sinh lõi lọc nước không đúng cách
Cách vệ sinh bình lọc nước sai sẽ khiến máy lọc nước “phản tác dụng”, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
1.1. Tác dụng “ngược” khi vệ sinh lõi lọc thô
Để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, nhiều gia đình đã tự tìm cách vệ sinh lõi máy lọc nước và tái sử dụng lõi lọc PP số 1, số 3 sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, điều đó gây nên “tác dụng ngược”, làm giảm tuổi thọ máy lọc nước.
Do đặc điểm cấu tạo phức tạp và riêng biệt của từng bộ phận lõi lọc nước, việc người dùng tự vệ sinh lõi lọc nước thô không chỉ mất nhiều thời gian, công sức mà còn khiến lõi lọc bẩn thêm. Cụ thể:
Lõi lọc số 1: Lõi này có cấu tạo từ các sợi bông xốp nhựa polypropylene, được nén chặt vào nhau với kích thước lỗ chỉ khoảng 5 micron. Vì thế trong quá trình lọc dễ bị bám các tạp chất như cát, bùn đất, sạn, rỉ sét,...
Bên cạnh đó, trong quá trình cọ rửa, vệ sinh lõi lọc nước thì khe lọc bị chà xát, giãn ra khiến các cặn bẩn lớn hơn 5 micron vẫn có thể lọt qua, làm giảm chức năng lọc của lõi.
Các khe hở bị giãn ra trong quá trình cọ rửa làm giảm chức năng lọc của lõi số 1
Lõi lọc thô số 2: Lõi lọc này thường được cấu tạo từ than hoạt tính để hấp thụ các chất rắn, hóa chất độc hại, khử Clo. Sau một thời gian sử dụng, các ion sẽ mất khả năng trao đổi điện tích nên việc tự vệ sinh tại nhà bằng phương pháp thông thường sẽ không có tác dụng.
Người dùng không thể tự vệ sinh lõi lọc số 2 bằng phương pháp thông thường tại nhà
Lõi lọc thô số 3: Lõi lọc 3 có cấu tạo giống lõi lọc nước số 1 nhưng mật độ nén các sợi bông Polypropylene ở máy lọc nước số 3 cao hơn để đảm bảo xử lý và loại bỏ các chất cặn có kích thước siêu nhỏ. Chính vì vậy, việc vệ sinh lõi lọc nước bằng cách cọ rửa cũng khiến chức năng của lõi bị giảm đi đáng kể, có thể khiến nguồn nước nhiễm bẩn.
Vệ sinh lõi lọc thông thường có thể khiến cho nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm bẩn
Bên cạnh đó, khác với các lõi lọc khác, lõi lọc thô tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước đầu vào có nhiều cặn bẩn, vi khuẩn cũng như kim loại nguy hiểm. Việc vệ sinh lõi lọc nước bằng nước thường sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn được những tác nhân trên. Hơn nữa, dưới tác dụng lực chà xát, bề mặt lõi lọc dễ bị biến dạng, giảm khả năng lọc nước vốn có.
Thời gian sử dụng của lõi lọc nước cũng rất ngắn, chỉ từ 3 đến 6 tháng. Chính vì vậy, người dùng cần thay lõi lọc thô định kỳ để duy trì hoạt động ổn định của máy lọc nước, nguồn nước đầu vào sạch hơn tránh ảnh hưởng tới lõi RO.
1.2. Vệ sinh lõi RO sai cách
Lõi RO có độ bền khá cao với thời gian sử dụng từ 2 đến 3 năm. Tuy nhiên, đối với các khu vực có nguồn nước đầu vào là nước cứng hoặc có chỉ số TDS (tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước) cao, lõi RO cần được thay thế thường xuyên để duy trì độ tinh khiết của nguồn nước, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể tiến hành cách vệ sinh lõi lọc nước ro Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý chuẩn có thể gây ra các “tác dụng phụ” như:
- Màng RO bị vỡ, nứt khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
- Người dùng không biết tỷ lệ pha chất axit, kiềm hợp lý khiến nồng độ quá mạnh, ảnh hưởng đến chức năng của màng. Vì vậy, cần sử dụng dung dịch chuyên dụng dành riêng cho việc vệ sinh lõi lọc nước RO.
- Giữa các giai đoạn rửa kiềm, axit, màng lọc không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến một vài phản ứng xấu tác động đến lớp màng. Ví dụ, khi axit tác dụng với hợp chất hữu cơ sẽ hình thành một lớp màng cứng bao quanh màng RO mà không thể loại bỏ được.
Để tránh những tác hại trên xảy ra, khi màng lọc bị bít tắc bởi các chất cặn bẩn, người dùng nên thay thế lõi lọc để tăng tuổi thọ máy lọc, đảm bảo chất lượng nguồn nước.
1.3. Vệ sinh lõi chức năng là không cần thiết
Lõi chức năng không có tác dụng lọc nước mà chỉ chức năng bổ sung các khoáng chất, chất điện giải có lợi, cân bằng pH, giúp vị ngọt tự nhiên của nước được duy trì ổn định.
Sau một thời gian sử dụng, các phần khoáng bị bào mòn làm giảm khả năng hoạt động khiến nguồn nước dễ bị tái nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, lõi chức năng không bị bám các chất cặn bẩn và vi khuẩn nên việc cố tình vệ sinh lõi lọc nước chức năng sẽ lãng phí thời gian, chất lượng nước cũng không được đảm bảo. Khi đó, bạn cần thay luôn lõi mới để nâng cao độ bền của máy lọc nước, an tâm sử dụng nguồn nước tinh khiết.
Bạn cần thay lõi lọc chức năng định kỳ thường xuyên để đảm bảo bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể
Có thể bạn quan tâm: Từ A-Z Cách Thay Lõi Lọc Nước Tại Nhà Siêu Đơn Giản Và Hiệu Quả
2. Thời gian thay lõi lọc nước chuẩn nhất
Tùy vào tần suất sử dụng và chất lượng nguồn nước đầu vào, các loại lõi lọc khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau.
Các lõi lọc nước có chức năng và thời gian sử dụng khác nhau
Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về thời gian thay lõi lọc nước định kỳ chuẩn nhất trong bảng dưới đây:
Lõi lọc | Chức năng | Thời gian sử dụng |
Lõi số 1: PP 5 micron | Loại bỏ các tạp chất lơ lửng có kích thước lớn hơn 5 micro (bùn, đất, sạn, cát, rêu,...) | 3 - 6 tháng |
Lõi số 2:
| Lõi OCB-GAC loại bỏ khí Clo dư, chất hữu cơ dư thừa và các khí gây mùi trong nước. Lõi cation xử lý nguồn nước cứng, nước nhiễm đá vôi và bảo vệ màng RO. | 6 - 9 tháng |
Lõi số 3:
| Lõi PP 1 micron loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 1 micron, bảo vệ màng RO khỏi các cặn bẩn gây tắc. Lõi CTO-GAC loại bỏ các chất hữu cơ độc hại như: Màu, mùi, vị, mỡ không tan trong nước. | 6 - 9 tháng |
Màng lọc RO | Loại bỏ 99,99% sạn cát, rỉ sét, rong rêu, chất độc hữu cơ, cặn bẩn lơ lửng, vi rút, vi khuẩn, ion kim loại nặng,... | 24 - 36 tháng |
Lõi chức năng: T33-GAC | Cân bằng pH, ổn định lại vị ngọt tự nhiên cho nước. | 12 - 18 tháng |
Lõi chức năng: Khoáng đá | Bổ sung khoáng chất, chất điện giải có lợi. | 12 - 18 tháng |
Lõi chức năng: Hồng ngoại | Hoạt hóa nước giúp dễ hấp thụ vào máu. | 12 - 18 tháng |
Lõi chức năng: Nano bạc | Tiêu diệt và chống tái nhiễm khuẩn. | 12 - 18 tháng |
Tùy theo cấu tạo và chức năng sử dụng, các loại lõi lọc sẽ có chi phí sửa chữa, thay thế khác nhau. Tham khảo ngay bảng giá lõi lọc của Mutosi để lựa chọn mức giá ưu đãi phù hợp.
Loại lõi | Khoảng giá |
Lõi lọc 1 | 110.000 - 280.000đồng |
Lõi lọc 2 | 170.000 - 300.000 đồng |
Lõi lọc 3 | 110.000 - 250.000 đồng |
Lõi lọc 4 - RO | 500.000 - 760.000 đồng |
Lõi lọc 5 | 200.000 đồng |
Lõi lọc 6 | 200.000 - 250.000 đồng |
Lõi lọc 7 | 200.000 - 250.000 đồng |
Lõi lọc 8 | 220.000 - 350.000 đồng |
Lõi lọc 9 | 220.000 đồng |
Với hệ thống phủ sóng trên toàn quốc, Mutosi cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng hàng đầu từ trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng Procare, thay thế linh kiện chất lượng cao cho nhiều hãng khác nhau Kangaroo, AOSmith, Karofi,...
Tìm hiểu thêm:
- Thay Lõi Máy Lọc Nước Nóng Lạnh Khi Nào Và Cách Thay Tại Nhà Đơn Giản
- 8 Lưu Ý Khi Thay Lõi Lọc Nước Tại Nhà KHÔNG THỂ Bỏ Qua
Liên hệ ngay hotline Procare 02473033865 để đặt lịch sửa chữa, vệ sinh lõi lọc nước nhanh chóng, kịp thời!