10 Tác hại của nước nhiễm phèn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt

Ngày đăng: 13/02/2023 13:28:52 Ngày cập nhật: 22/12/2023 14:23:49

Tác hại của nước nhiễm phèn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống như khiến các vật dụng bằng kim loại dễ bị hoen rỉ, quần áo bị mất màu, dễ rách,... Không chỉ vậy, nước nhiễm phèn còn khiến sức khỏe con người đối diện với nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, ung thư,... Tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân và giải pháp trong bài viết sau:

1. Tác hại của nước nhiễm phèn trong sinh hoạt hằng ngày

Theo tiến sỹ, bác sỹ Lê Văn Nhân các tác hại của nước nhiễm phèn có thể gây khi sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày như:

1.1. Màu sắc, mùi vị thực phẩm bị thay đổi

Nguyên nhân

Tác hại của nước nhiễm phèn khiến thực phẩm bị thay đổi màu sắc là do tính chất phèn và chứa nhiều sắt của nước phèn.

Biểu hiện

Khi dùng nước nhiễm phèn chế biến các món ăn khiến mùi vị đặc trưng của món ăn thay đổi, màu sắc của thực phẩm cũng không giữ được màu nguyên bản ban đầu.

1.2. Thiết bị sinh hoạt bị hoen rỉ

Nguyên nhân

Nước nhiễm phèn khiến thiết bị sinh hoạt bị hoen rỉ do trong thành phần có chứa nhiều muối kim loại như sắt, nhôm và mangan. Khi thiết bị sinh hoạt bằng kim loại tiếp xúc sẽ tác dụng các thành phần này và có thể bị oxi hóa.

Biểu hiện

Với các dụng cụ dùng để chế biến thực phẩm ví dụ như dao, thớt, xoong, nồi, chảo, bát, đũa bằng inox,... sau một thời gian dùng nước nhiễm phèn sẽ bị thay đổi màu sắc bên ngoài. Bên cạnh đó, khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy xuất hiện những lớp màu nâu đỏ trên bề mặt dụng cụ.

Nước nhiễm phèn làm xuất hiện lớp màng và vết ố vàng trên các vật dụng

Nước nhiễm phèn làm xuất hiện lớp màng và vết ố vàng trên các vật dụng

1.3. Quần áo bị thay đổi màu sắc

Nguyên nhân

Quần áo bị thay đổi màu sắc là vì nguyên tử sắt (III) có trong nước phèn có thể lắng đọng vào những tinh thể có trên quần áo, bám vào trên vải khiến vải trở nên khô sần, dễ bạc màu. Bên cạnh đó, nước nhiễm phèn có nhiều cặn bẩn, có màu ngả vàng và mùi tanh, hôi nên khiến quần áo dễ mất đi màu sắc ban đầu.

Biểu hiện

Khi dùng nước nhiễm phèn cho các hoạt động sinh hoạt gia đình hàng ngày như giặt giũ quần áo sẽ thấy xuất hiện các vết lốm đốm màu nâu đỏ. Nếu sử dụng nước này cho quần áo trong thời gian dài khiến vải bị xỉn màu, thô ráp, dễ hỏng, dễ rách.

Nước nhiễm phèn có thể khiến quần áo bị thay đổi màu sắc

Nước nhiễm phèn có thể khiến quần áo bị thay đổi màu sắc

2. Tác hại khi sử dụng nước nhiễm phèn trong thời gian dài

Nếu chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn thì ngoài mùi hôi tanh và màu sắc hơi ngả vàng của nước nhiễm phèn, có thể bạn chưa thấy được nguy cơ tiềm ẩn của nó. Khi sử dụng một thời gian dài, tác hại của nước nhiễm sắt (phèn) thể hiện ở việc ảnh hưởng sức khỏe người dùng.

2.1. Gây viêm gan A

Nguyên nhân

Trong nước nhiễm phèn thường bị lẫn nhiều loại tạp chất và tiềm ẩn loại virus gây viêm gan A. Vậy nên khi sử dụng nước nhiễm phèn có hàm lượng sắt (III) cao trong nấu nướng, ăn uống hàng ngày sẽ gây tiềm ẩn nguy cơ mắc viêm gan A ở người.

Biểu hiện của bệnh

Người bị viêm gan A sẽ có biểu hiện như: Buồn nôn, vàng da, sốt, tiêu chảy,...

2.2. Gây bệnh thương hàn

Nguyên nhân:

Nước nhiễm phèn chứa một hàm lượng sắt lớn, các hạt sắt này có thể là vật chủ cho vi khuẩn  gây bệnh thương hàn sinh sôi phát triển. Vậy nên sử dụng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt hàng ngày khiến nguy cơ mắc bệnh thương hàn tăng cao.

Biểu hiện của bệnh:

Với bệnh thương hàn, giai đoạn đầu ủ bệnh sẽ khó phát hiện do người bệnh không có các triệu chứng rõ ràng. Biểu hiện của bệnh thương hàn sẽ bắt đầu từ giai đoạn khởi phát, đặc trưng như: sốt, đau bụng, đau đầu, phát ban,...

2.3. Gây bệnh kiết lỵ

Nguyên nhân:

Sunfat có trong nước nhiễm phèn là một trong những Nguyên nhân khiến nước ô nhiễm. Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm này vào sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ hay nấu ăn có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ.

Biểu hiện của bệnh:

Với bệnh nhân bị bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, sẽ xuất hiện các biểu hiện bệnh như: Đau bụng, co rút vùng bụng, tiêu chảy, chán ăn, sốt cao, đầy hơi, chướng bụng,... Có một số trường hợp khi người bệnh dị ứng với sắt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa gây khó tiêu, chán ăn, nôn mửa,...

Sử dụng nước ô nhiễm

Sử dụng nước ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ

2.4. Gây bệnh dịch tả

Nguyên nhân:

Vi khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả phát triển tốt trong các môi trường nước ô nhiễm như nước phèn. Sử dụng nguồn nước nhiễm phèn thường xuyên trong ăn uống mà chưa được lọc kỹ có thể gây ra bệnh dịch tả với những bệnh nhân có đề kháng kém.

Biểu hiện của bệnh:

Biểu hiện chủ yếu và rõ ràng nhất của bệnh nhân mắc dịch tả do tác hại của nước nhiễm phèn là các triệu chứng như: gây nôn và tiêu chảy liên tục, mất nước nghiêm trọng, bị sốt, đau bụng,...

2.5. Viêm da, bong tróc

Nguyên nhân:

Do nước phèn có tính chất chua với độ pH vượt ngưỡng cho phép khi tiếp xúc với niêm mạc mắt, niêm mạc mũi hay niêm mạc miệng dễ gây thay đổi tính chất các bộ phận. Ngoài ra, trong nước nhiễm phèn có chứa thạch tín (asen) khiến tăng nguy cơ mắc ung thư da ở người.

Biểu hiện của bệnh:

Biểu hiện rõ hàng nhất có thể cảm nhận và quan sát bằng mắt thường những thay đổi trên cơ thể như: Da dễ bị viêm, nhạy cảm, dễ dị ứng, nổi mẩn, bị bong tróc, tóc dễ rụng, khô, răng lợi dễ bị nhiệt, đổi màu ngả sang vàng,...

Tác hại cửa nước nhiễm phèn gây ra trên da gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý 

Tác hại cửa nước nhiễm phèn gây ra trên da gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý 

2.6. Nguy cơ dẫn đến ung thư

Nguyên nhân:

Nước giếng khoan là nước có nguy cơ nhiễm phèn cao do chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn và các kim loại nặng độc hại. Có thể kể đến như:

  • Thạch tín (asen): Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi.
  • Thủy ngân: Trong môi trường nước có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
  • Nitrat: Đây là bazơ gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Sunfat: Gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy.

Biểu hiện:

Bệnh ung thư không có biểu hiện rõ ràng từ giai đoạn đầu, chỉ vào cuối thời kỳ mãn tính mới có những thay đổi sức khỏe cụ thể. Nếu thấy xuất hiện các vấn đề như thay đổi màu da, xuất hiện cơn đau bất thường thì bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để có kết quả chính xác.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng nước giếng khoan vào sinh hoạt gia đình hằng ngày như nấu nướng, nước uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,... Cần có biện pháp để làm sạch nước để tránh các tác hại của nước nhiễm phèn đến cuộc sống và sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: 4+ Nguyên Nhân Nước Nhiễm Phèn Và Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

3. Nước nhiễm phèn ảnh hưởng đến cây trồng

Nguyên nhân:

Khi tưới cây bằng nước nhiễm phèn, lượng phèn có trong nước bám chặt vào rễ cây và tạo ra một lớp áo bao bọc khiến rễ cây không hút và hấp thụ được chất dinh dưỡng để nuôi thân. Một trường hợp nghiêm trọng hơn là rễ và lá cây có thể hấp thụ các chất độc hại có trong nước phèn

Biểu hiện:

Cây bị nhiễm độc, mất dần khả năng sinh trưởng và gây chết cây.

Tưới cây bằng nước nhiễm phèn khiến cây khô héo, không tăng trưởng

Tưới cây bằng nước nhiễm phèn khiến cây khô héo, không tăng trưởng 

Tìm hiểu thêm: Bật mí 6+ kinh nghiệm lọc nước giếng khoan hiệu quả

4. Giải pháp khắc phục nước nhiễm phèn phổ biến, hiệu quả

Để giải quyết và khắc phục vấn đề do nước nhiễm phèn gây ra cho cuộc sống và sức khỏe con người, bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau:

Sử dụng tro bếp

Với phương pháp dùng tro bếp bạn có thể áp dụng cho nguồn nước có dấu hiệu nhiễm phèn nhẹ.

Trong tro bếp có thành phần chính là K2CO3, khi gặp phèn sắt có trong nước các chất này sẽ phản ứng và tạo ra chất kết tủa lắng xuống đáy. Sau khi lọc, các hợp chất sắt không tan sẽ được loại bỏ, tuy nhiên khó có thể hết được hoàn toàn chất phèn sắt có trong nước.

Có thể thực hiện đơn giản bằng cách cho 5 đến 10 gam tro bếp vào chậu nước đang cần khử phèn, giữ nguyên từ 15 đến 20 phút. Sau khi thấy các kết tủa không tan lắng xuống đáy chậu bạn dùng hãy màng lọc để lấy phần nước sạch đã được khử phèn và sử dụng.

Lọc nước bằng tro bếp là cách làm quen thuộc ở các vùng quê

Lọc nước bằng tro bếp là cách làm quen thuộc ở các vùng quê

Sử dụng phèn chua

Trong phèn chua có chứa phèn nhôm là muối sunfat kép của kali và nhôm, nên khi hoà tan phèn vào nước nhiễm phèn cần lọc, các chất sẽ tác dụng tạo kết tủa không tan. Cách này có thể lọc phèn cho các vùng nước nhiễm phèn trung bình hiệu quả.

Thực hiện bằng cách hòa tan phèn chua vào một gáo nước (liều lượng là 50g/1m3 nước), đổ gáo nước đã hòa tan phèn chua vào dụng cụ chứa nước nhiễm phèn. Khuấy đều và để khoảng 30 phút bạn sẽ thấy xuất hiện cặn lắng xuống đáy. Sau khi thấy cặn đã lắng hết xuống đáy chậu có thể lọc lấy nước đã được lọc để sử dụng.

Phèn chua là phương pháp chữa phèn hiệu quả cho nước nhiễm phèn nhẹ

Phèn chua là phương pháp chữa phèn hiệu quả cho nước nhiễm phèn nhẹ

Sử dụng vôi

Sử dụng vôi để khử nước nhiễm phèn trong một số trường hợp nước có nồng độ Amoni, nồng độ COD, các chất hữu cơ, vô cơ lớn. Nguyên lý khử phèn bằng vôi là làm kết tủa các kim loại nặng và nâng độ pH của nước.

Để thực hiện, chuẩn bị vôi, cho vào nước nhiễm phèn khuấy đều và để trong 25 đến 30 phút. Sau khi thấy đáy chậu nước xuất hiện cặn, chất rắn không tan, có thể dùng màng hoặc ray lọc để lấy nước sạch bên trên sử dụng.

Phương pháp khử phèn bằng vôi

Phương pháp khử phèn bằng vôi còn phổ biến trên các vùng đất nhiễm phèn

Sử dụng dàn mưa và bể lọc đơn giản

Nguyên tắc sử dụng dàn mưa và bể lọc để lọc nước phèn có nguyên lý hoạt động chính từ phương pháp cơ học và hóa học. Ở dưới sẽ có hồ lọc 3 lớp gồm: đá sỏi, cát, than hoạt tính. Giàn mưa sẽ cung cấp oxi giúp oxi hóa Fe(II) thành Fe(III), biến chất này từ dạng hòa tan thành dạng kết tủa. Bồn lọc 3 lớp sẽ giúp giữ lại phần kết tủa của phèn.

Kết quả sẽ lấy lại được nước sạch, loại bỏ được khả năng tác hại của nước nhiễm phèn gây ra nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Khử phèn bằng dàn mưa

Khử phèn bằng dàn mưa được ứng dụng phổ biến trong nhiều hộ gia đình

Sử dụng hệ thống, máy lọc nước nhiễm phèn

Các phương pháp lọc nước trên không thể loại bỏ hoàn toàn được các tác nhân gây bệnh trong nước nhiễm phèn. Chính vì thế, sử dụng một hệ thống máy lọc là vô cùng cần thiết.

So với các phương pháp sử dụng vôi, phèn chua, thì phương pháp sử dụng hệ thống có ưu điểm vượt trội như:

  • Giúp giải quyết tối ưu nhược điểm mà các phương pháp lọc thông thường không thể giải quyết triệt để là loại bỏ các ion kim loại nặng trong nước.
  • Thời gian lọc nhanh chóng, lượng nước lọc nhiều và liên tục.
  • Cải thiện hương vị nước, mang lại lợi ích cho sức khỏe và đem lại sự tiện lợi khi sử dụng.

Hệ thống xử lý nước nhiễm tạp chất

Hệ thống xử lý nước nhiễm tạp chất hữu cơ, kim loại nặng mức độ nặng MT012-2

Sau khi sử dụng Hệ thống xử lý Nước nhiễm tạp chất hữu cơ, kim loại nặng mức độ nặng MT012-2, bạn nên sử dụng thêm máy lọc nước để đảm bảo chất lượng nước đầu ra. 

Mua máy lọc nước tốt có màng lọc RO giúp loại bỏ các cặn bẩn, vi khuẩn, tạp chất, kim loại nặng và mùi hôi. Đặc biệt với công nghệ Enrolas - Công nghệ hồi lưu tinh khiết độc quyền của Mutosi, giúp màng RO luôn được bao bọc trong nước tinh khiết, bảo vệ màng lọc RO được hoạt động tối ưu, mang lại nguồn nước tinh khiết lâu dài, giảm được tối đa tác hại của nước nhiễm phèn.

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc một số tác hại của nước nhiễm phèn và giải pháp đơn giản để khắc phục nước nhiễm phèn hiệu quả. Hi vọng qua bài viết bạn sẽ lựa chọn được giải pháp mang đến nguồn nước sạch, an toàn cho sinh hoạt và sức khỏe gia đình. Nếu cần tư vấn thêm về hệ thống máy lọc nước nhiễm phèn hay máy nước nóng lạnh Mutosi, hãy liên hệ ngay Mutosi qua hotline 1900 636 595 để được các chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất.

Bạn đánh giá bài viết này như nào?

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Để nhận thông tin mới từ Mutosi cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn