4+ Nguyên nhân nước nhiễm phèn và giải pháp khắc phục hiệu quả

Ngày đăng: 13/02/2023 13:14:40 Ngày cập nhật: 22/12/2023 14:23:49

Nguyên nhân nước nhiễm phèn chủ yếu do đặc tính về thổ nhưỡng và chịu tác động ô nhiễm từ con người. Nước nhiễm phèn không chỉ làm biến đổi màu sắc của đồ vật mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân và chỉ ra những giải pháp giúp khắc để tình trạng nhiễm phèn này. Kéo xuống và tìm hiểu ngay!

1. Phân tích nguyên nhân vì sao nước nhiễm phèn

Nước bị nhiễm phèn xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do đặc tính về thổ nhưỡng, ống dẫn nước chất lượng kém, hàm lượng amoni sunfat trong nước cao hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

1.1. Nước nhiễm phèn do đặc tính về thổ nhưỡng

Hiện nay, vùng đồng bằng châu thổ và những vùng khai thác khoáng sản là những nơi thường xuyên xảy ra tình trạng nước nhiễm phèn.

Cụ thể, các khu vực này ban đầu có lượng sắt và thép phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích sâu dưới lòng đất. Trong quá trình khai thác và sản xuất, con người làm hàm lượng sắt và thép gia tăng vượt mức cho phép khiến đất bị nhiễm phèn. Khi gặp mưa lớn, lớp đất này bị rửa trôi cuốn theo các chất hoá học dần dần xâm nhập vào sâu mạch nước ngầm khiến nguồn nước bị phèn hóa.

Nước nhiễm phèn do đặc tính về thổ nhưỡng

Đất nhiễm phèn xuất hiện nhiều tại vùng đồng bằng châu thổ và khu vực khai thác khoáng sản

1.2. Đường ống dẫn nước bị han gỉ khiến nước nhiễm phèn

Ngoài đặc điểm thổ nhưỡng, nguyên nhân nước nhiễm phèn còn do đường ống dẫn nước bị han gỉ và là nguyên nhân nước nhiễm sắt.

Trong quá trình sử dụng, đường ống dẫn nước bằng sắt dần bị ăn mòn làm tăng nồng độ sắt trong nước. Khi hàm lượng sắt Fe2+ trong nước gia tăng vượt quá 0,5 mg/L sẽ khiến nước bị đục, có màu nâu vàng, gây ra tình trạng nước phèn.

Đường ống dẫn nước bị han gỉ khiến nước nhiễm phèn

Đường ống dẫn nước sắt dần bị ăn mòn theo thời gian sử dụng khiến nồng độ sắt trong nước dần tăng lên

1.3. Nước nhiễm phèn do nguồn nước bị ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng nước nhiễm phèn ngày càng lan rộng. Các hóa chất rò rỉ trong đất và không khí ngấm dần vào đất và xâm nhập vào mạch nước ngầm khiến nguồn nước bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Tình trạng này thường bắt nguồn từ:

  • Hoạt động công nghiệp: Trong quá trình khai thác, sản xuất, con người đã xả ra môi trường nhiều loại khí thải độc hại và hàng tấn nước thải chưa qua xử lý khiến môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hoạt động sinh hoạt: Trong quá trình sinh sống, con người sử dụng nhiều hoá chất và thải ra môi trường lượng lớn chất thải rắn và nước thải. Theo thời gian, nước và rác thải ngấm vào đất và mạch nước ngầm khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng..

Lâu dần, các chất hóa học độc hại thải ra môi trường ngấm dần xuống lòng đất, ngấm vào mạch nước ngầm khiến tình trạng phèn hóa ngày càng lan rộng. Từ đó, chất lượng nguồn nước bị suy giảm và gia tăng nguy cơ nhiễm một số hóa chất (nitrit, amoni, asen, chì, H2S…) với sức khỏe con người.

Nước nhiễm phèn do nguồn nước bị ô nhiễm

Cấu trúc thổ nhưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hoạt động sản xuất, khai thác gây ô nhiễm từ con người

1.4. Hàm lượng anion sunfat trong nước cao khiến nước nhiễm phèn

Nguyên nhân nước nhiễm phèn còn do hàm lượng sắt, anion sunfat trong nước quá cao.

Thực chất, trong các lớp trầm tích dưới lòng đất đã tồn tại lượng nhỏ anion sunfat SO4-2. Tuy nhiên, theo thời gian, hàm lượng anion sunfat dần tăng lên cao kết hợp tỉ lệ sắt trong nước khiến nguồn nước bị nhiễm phèn, có màu vàng cùng mùi tanh, hôi, khó chịu.

Hàm lượng anion sunfat trong nước cao khiến nước nhiễm phèn

Nguyên nhân nước nhiễm phèn là do hàm lượng anion sunfat cao kết hợp tỉ lệ sắt trong nước

Có thể bạn quan tâm: 5 Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Hệ Thống Máy Lọc Nước Công Nghiệp

2. Tác hại của nước nhiễm phèn đến sức khỏe và sinh hoạt

Tình trạng nước nhiễm phèn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có xu hướng ngày càng lan rộng. Nếu không biết cách xử lý đúng cách trước khi sử dụng có thể dẫn đến nhiều tác hại như:

  • Thiết bị sinh hoạt bị xỉn màu, ố vàng, đồ dùng bằng kim loại bị hoen gỉ, ăn mòn.
  • Quần áo bị biến đổi màu sắc, bai xù và nhanh xuống cấp.
  • Thực phẩm bị biến chất, thay đổi mùi vị, màu sắc, giảm tỉ lệ chất dinh dưỡng.
  • Hoạt động xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hưởng tiêu cực, gây ra sâu bệnh và mất mùa.
  • Sức khoẻ con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng nguy cơ mắc bệnh về đường ruột, máu, viêm da, bong tróc, dị ứng, phổi và thậm chí là ung thư.

Tác hại của nước nhiễm phèn đến sức khỏe và sinh hoạt

Sử dụng nước nhiễm phèn chưa qua xử lý khiến tình trạng viêm da trở nên trầm trọng

Xem thêm:

3. Giải pháp xử lý hiệu quả tình trạng nước nhiễm phèn

Hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nước nhiễm phèn như dùng tro bếp, vôi, phèn chua… Tuy nhiên, những cách trên chưa thể xử lý triệt để các ion kim loại nặng có trong nước. Do đó, giải pháp tối ưu hơn cả là sử dụng hệ thống xử lý nước cấp.

Hệ thống này sẽ bao gồm các lớp nguyên liệu như đá thạch anh lớn, nhỏ, mangan, than hoạt tính, hạt nâng độ PH và hạt trao đổi Cation. Các thành phần này sẽ được chia thành nhiều lớp, đặt trong các cột lọc nước nhằm loại bỏ kim loại nặng bằng cách oxi hóa các oxit kim loại. Sau quá trình oxi hoá, oxit kim loại tạo ra các kết tủa và lắng tụ xuống các cột lọc. Cuối cùng, nước được lọc lần cuối và tạo ra nguồn nước sinh hoạt an toàn cho cả gia đình.

Trong đó, hệ thống máy lọc Mutosi sẽ là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Tham khảo chi tiết hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của sản phẩm tại: Hệ thống xử lý nước nhiễm tạp chất kim loại, phèn.

Giải pháp xử lý hiệu quả tình trạng nước nhiễm phèn

Hệ thống xử lý nước cấp Mutosi với 3 cột lọc Composite chuyên xử lý tình trạng nước nhiễm phèn

Sử dụng hệ thống xử lý nước cấp đem đến hiệu quả lọc tối ưu cho nguồn nước nhiễm phèn. Tuy nhiên, nguồn nước này cần được lọc qua máy lọc RO thêm một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất cũng như bổ sung thành phần khoáng tốt cho sức khỏe khi uống trực tiếp.

Như vậy, bài viết trên đã đề cập đến các nguyên nhân nước nhiễm phèn. Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm thông tin hữu ích để biết cách nhận biết và nắm được nguyên nhân và giải pháp xử lý phù hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, bạn hãy liên hệ đến hotline Mutosi 1900 633 865 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Bạn đánh giá bài viết này như nào?

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Để nhận thông tin mới từ Mutosi cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn